Sunday, November 24, 2013

Quy Trình Xin Visa Du Học Canada


Để du học tại Canada, học sinh/ sinh viên Việt Nam cần có:

Giấy phép du học sinh (Study permit) và Thị thực nhập cảnh (visa) (Trong trường hợp khóa học của bạn nhiều hơn 6 tháng)

Bước 1: Điền mẫu đơn xin visa du học

Học sinh điền đầy đủ thông tin vào mẫu đơn xin thị thực nhập cảnh du học Canada. Học sinh có thể vào trang web: www.iom.int.vn/canada để download bộ hồ sơ thị thực du học.

Bước 2: Gửi bộ hồ sơ du học

Sau khi hoàn chỉnh hồ sơ, du học sinh có thể tự mình đem nộp hoặc gửi theo địa chỉ:

Trung tâm Tiếp nhận Hồ sơ Thị thực nhập cảnh Canada – IOM tại TP.Hồ Chí Minh

Tòa nhà PDD, Lầu 8, 162 Pasteur, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam

Hoặc

Trung tâm Tiếp nhận Hồ sơ Thị thực nhập cảnh Canada – IOM tại Hà Nội

Khách sạn Horison – Tầng trệt

40 CÁt Linh, Quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam

Bước 3: Phỏng vấn

Hiện nay, Đại sứ quán và Tổng Lãnh Sự quán Canada đã hủy yêu cầu phỏng vấn đối với du học sinh Việt Nam. Tuy nhiên trong vài trường hợp, du học sinh sẽ được yêu cầu đến Đại sứ quán tại Hà Nội hay Lãnh sự quán tại Thành phố Hồ Chí Minh để phỏng vấn làm rõ một số thắc mắc về hồ sơ.

Chuẩn bị phỏng vấn:

Để đạt kết quả phỏng vấn tốt, du học sinh cần chú ý:

Kết quả học tập: Kết quả học tập của học sinh tại Việt Nam

Kế họach học tập tương lai: Học sinh nên có kế họach học tập rõ ràng, thời gian học Anh văn dự tính bao lâu, chuyên ngành chính thức là gì (đối với các em đă tốt nghiệp Phổ thông Trung học). Học sinh cũng cần biết mình sắp học tại thành phố nào, trường tên gì, ở đâu… Học sinh được khuyến khích tìm hiểu thêm thông tin trường và Thành phố mình sắp đến học.

Nơi ăn và chốn ở: Học sinh cần biết các chi tiết về nơi ở của mình trong tương lai tại Canada.

Thông tin về người tài trợ: Học sinh cần biết ai sẽ là người tài trợ cho mình đi học, và bằng cách nào. Học sinh được khuyến khích hiểu rõ khả năng tài trợ, thu nhập của người tài trợ …

Học sinh nên ăn mặc nghiêm túc, thái độ tôn trọng, bình tĩnh, tự tin, đúng mực trong quá trình phỏng vấn.

Học sinh cần mang theo bản chính cùa các giấy tờ đă nộp vào Tổng Lãnh Sự Canada hoặc các giấy tờ bổ sung khác (nếu có).

Bước 4: Khám sức khỏe

Du học sinh dự định học trên 6 tháng phải khám sức khoẻ tại cơ sở y tế theo sự chỉ định của Lãnh sự quán Canada nếu đơn xin thị thực của học sinh được tạm thời chấp thuận.

Bước 5: Cấp Visa

Nếu kết quả sức khoẻ tốt, Lãnh sự quán Canada tại Tp.HCM sẽ cấp visa nhập cảnh cho du học sinh và gửi về địa chỉ đã ghi trong đơn xin nhập cảnh kèm theo hộ chiếu của du học sinh.

* Để biết thêm thông tin chi tiết đặt biệt là đối với các bạn ở VN có thể liên hệ và đặt câu hỏi trực tiếp qua facebook chính thức của Woori https://www.facebook.com/woorivn?ref=hl. Các bạn chú ý là dịch vụ của công ty Woori dành cho các bạn là hoàn toàn miễn phí !!!

Các bạn ở canada thì có thể đến trực tiếp tại văn phòng woori:

Woori Education - 36 Eglinton Ave W, Toronto, ON M4R 1A1

(Nguồn Du Học Toàn Cầu)

Cẩm Nang Du Học Woori - Canada

Friday, November 22, 2013

Làm Việc Tại Canada Dành Cho Sinh Viên Quốc Tế


Làm việc tại trường

Ðể có quyền làm việc tại trường, một sinh viên quốc tế cần phải học toàn thời gian (full-time). Sinh viên phải có giấy phép du học sinh (Study Permit) còn hiệu lực. Trường tạo điều kiện đề sinh viên làm việc tại trường với nhiều lý do, trong đó quan trọng nhất là giúp sinh viên có thêm thu nhập, kiến thức và kinh nghiệm làm việc. Nên nếu như số điểm trung bình học kì của bạn quá thấp, khả năng được nhận của bạn cũng không cao.

Tuy làm việc tại trường tiền lương không nhiều nhưng bạn cũng đã phần nào giúp được gia đình và tạo thêm cho mình nhiều mối quan hệ giao tiếp, hoàn thiện khả năng ngôn ngữ, vốn sống và các kỹ năng làm việc khác.

Làm việc ngoài trường

Thông thường khi sinh viên học 6 tháng liên tục tại bất kì trường cao đẳng hoặc đại học nào sẽ có thể xin được Work Permit, bao gồm Social Insurance Number (SIN) để làm việc cho bất kì công ty hợp pháp nào ngoài trường với số giờ làm việc tối đa là 20h/ 1 tuần. Khi bạn làm việc ngoài trường học, bạn sẽ phải khai thuế cho chính phủ với số tiền lương nhận được. Tuy nhiên, đối với những bạn muốn nhập cư tại Canada thì việc đóng tiền thuế này sẽ giúp hồ sơ của bạn tốt hơn và thuận lợi hơn.

Work Permit dạng này khác với Work Permit mà bạn có được sau khi tốt nghiệp. Sau khi tốt nghiệp Work Permit của bạn sẽ là Post-Graduation Work Permit (PGWPP), với chiều dài tương đương với chương trình bạn đang học cho đến tối đa là 3 năm. Trong đó, chương trình học của bạn tối thiểu phải từ 8 tháng. Có nhiều câu hỏi là: vậy nếu học đại học 4 năm thì sao?... Cho dù chương trình học 4 năm nhưng bạn cũng chỉ có thể lấy được PGWPP 3 năm.

Đối với PGWPP thì thời gian làm việc của bạn sẽ không giới hạn 20h/tuần, mà bạn có thể làm nhiều hơn như một nhân viên thực thụ tùy vào giờ làm việc của từng công ty. Sau khi thử việc thành công, bạn sẽ được nhận vào làm việc chính thức tại công ty và với chính sách của Canada bạn sẽ được công ty lo cho phần bảo hiểm về sức khỏe và nhiều lợi ích khác.

Sau khi làm việc được 1 năm và có đủ một số điều kiện cơ bản khác, các bạn có thề nộp đơn xin Permanent Residents (PR) để định cư lâu dài tại Canada. Tuy nhiên, các bạn cần lưu ý về những thay đổi gần đây của CIC để tìm cho mình chương trình học cũng như việc làm phù hợp nhất.

Lưu ý: Nếu có thắc mắc gì các bạn có thể liên lạc trực tiếp với tụi mình hoặc qua facebook của Woori là https://www.facebook.com/woorivn?ref=hl. Tụi mình sẽ tư vấn và giúp đỡ hoàn toàn miễn phí!

Cẩm Nang Du Học Woori - Canada

Saturday, November 16, 2013

Du Học Tại Tỉnh Alberta, Canada?


1. Vài nét về tỉnh Alberta, Canada

Alberta là tỉnh cực tây Canada, phía bắc giáp tỉnh Territories, phía đông giáp Saskatchewan, phía tây là tỉnh British Columbia, và phía nam là Hoa Kỳ. Alberta được xem là tỉnh thịnh vượng ở Canada và được công nhận toàn cầu là một trong những nơi có mức sống cao. Không những vậy, tỉnh Alberta còn nổi tiếng nhờ vào vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ với những danh lam thắng cảnh ngoạn mục như: rặng núi Rocky Mountains, các sườn đồi thơ mộng, các cánh đồng trải dài cùng các vùng đất bạt ngàn để làm các công viên.

Bên cạnh việc được thiên nhiên ưu đãi về cảnh quan, Alberta còn là một thành phố trù phú và giàu có bậc nhất Canada cùng với cơ sở hạ tầng hiện đại và một nền kinh tế phát triển bền vững. Ngoài ra, Alberta còn là vựa dầu thô và các phụ phẩm từ dầu thô lớn nhất của Canada. Món quà tặng của thiên nhiên này giúp cho Alberta không những ổn định được kinh tế mà còn đảm bảo cho sự tăng trưởng dài lâu. Nền công nghiệp, dịch vụ và thương mại cũng phát triển không kém góp phần đưa Alberta trở thành tỉnh có thu nhập bình quân đầu người cao ở Canada, cao hơn gấp hai lần so với một số vùng ở phía Đông.
Với dân số hơn 3,6 triệu người. Nơi đây từ lâu đã là vùng đất lý tưởng để các bạn du học sinh học tập và trải nghiệm hoặc có ý định sinh sống lâu dài.

2. Hệ thống giáo dục hàng đầu:

Đã từ lâu Alberta nổi danh với hệ thống giáo dục trung và tiểu học phát triển cùng với chất lượng được công nhận trên toàn cầu. Các bậc học ở đây rất phong phú đa dạng từ trường công lập, trường công giáo, trường tư thục đến trường pháp ngữ, trường trực tuyến … Bằng tốt nghiệp phổ thông trung học của Alberta được giới tuyển sinh của các trường đại học danh tiếng nhất thế giới chấp nhận. Với cơ sở và trang thiết bị học tập được trang bị hiện đại, các nguồn lực đa dạng trợ giúp cho việc giảng dạy và học tập, học sinh được đào tạo một cách bài bản, toàn diện, chuyên nghiệp, và được trang bị đầy đủ kiến thức để có thể theo học bất kỳ trường đại học nào trên thế giới.

Sau khi tốt nghiệp trung học, hệ thống sau đại học tại Alberta gồm các trường đại học và cao đẳng có chất lượng đào tạo cao sẽ đảm bảo những thành công của học viên trong tương lai. Trường đại học lâu đời nhất và lớn nhất ở Alberta là đại học Alberta tại Edmonton thành lập từ năm 1908. Đại học Calgary trở thành đại học lớn thứ 2 tại đây từ khi được tách ra từ Alberta trong những năm 1966. Ngoài ra còn các trường đại học và học viện lớn khác tại Alberta như Mac Ewan, Athabasca, Lethbridge, Mount Royal, SAIT, NAIT, Bow Valey… cung cấp hàng ngàn sinh viên ưu tú mỗi năm đáp ứng nhu cầu các công ty tại Canada cũng như các công ty hàng đầu trên thế giới. Với chất lượng chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, các sinh viên tốt nghiệp tại các trường đại học này luôn được mở rộng cửa khi nộp đơn ứng tuyển vào bất cứ nơi đâu trên thế giới.

3. Cuộc sống đa dạng và trải nghiệm phong phú tại Alberta.

Alberta là một trong số ít những nơi được Liên Hợp Quốc bầu chọn là địa điểm có điều kiện sống tốt bậc nhất thế giới. Ngoài những điều kiện đầy đủ về kinh tế và cơ hội học tập tuyệt vời được nhắc đến ở trên thì đời sống văn hoá phong phú và đa dạng, nơi đây là một trong những lý do khiến Alberta luôn là điểm đến hàng đầu khi các bạn trẻ quyết định nơi sinh sống và làm việc. Do có nhiều ưu đãi về địa lý và cảnh quan, Alberta cung cấp nhiều cơ hội văn hoá và giải trí phù hợp với nhiều lứa tuổi từ đạp xe, trượt tuyết, cắm trại, ngoạn cảnh, đi dã ngoại đến những cuộc phiêu lưu ngoại hạng. Bên cạnh đó, hàng trăm lễ hội và sự kiện văn hoá được tổ chức quanh năm, các phòng triển lãm nghệ thuật và bảo tàng cổ kính lẫn hiện đại luôn mở cửa đón chào du khách đến tham quan và tìm hiểu đã làm giàu có thêm cuộc sống tinh thần cho người dân tại Alberta.





(Nguồn Thế Giới Du Học)

Cẩm Nang Du Học Woori - Canada

Saturday, November 9, 2013

Nguyên Nhân Bị Từ Chối Visa Du Học Canada


Hiện nay, Canada đang rộng cửa để đón du học sinh quốc tế sang học tập nơi đây. Chính phủ Canada đã có rất nhiều chính sách nhằm khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho du học sinh có được kinh nghiệm làm việc sau khi tốt nghiệp CĐ hoặc ĐH với thời gian là khoảng 3 năm không phân biệt tỉnh bang. Song song với việc này thì việc xét hồ sơ xin thị thực nhập cảnh và cấp visa đã có tiến trình nhanh hơn để đảm bảo đúng thời gian nhập học của sinh viên học sinh (SVHS).

Tuy nhiên, về phía phòng Di Trú ở Tổng Lãnh Sự Quán Canada tại Việt Nam họ vẫn có những tiêu chí để chọn lọc học sinh và sinh viên thật sự có trình độ học tập cao và khả năng tài chính vững mạnh để đảm bảo có được kết quả hoàn hảo như cả hai mong muốn.

Bên cạnh những hồ sơ hội đủ điều kiện để du học Canada thì vẫn còn một số hồ sơ bị từ chối vì chưa thể hiện đủ và đúng khả năng học tập cũng như tài chính của gia đình

Để tránh trường hợp bị từ chối hồ sơ do thiếu thông tin, chúng tôi xin đưa ra một vài lỗi mà các hồ sơ bị từ thối thường mắc phải.

1. Trình độ học vấn của SVHS không tốt: Các điểm số trong 3 năm học gần nhất hầu hết là dưới trung bình hoặc do lịch sử học tập trước đây đã từng nghỉ học ngang tại trường trong nước hoặc một nước khác mà không có lý do chính đáng.

2. Không có kế hoạch học tập rõ ràng: Người nộp đơn không nêu rõ kế hoạch học tập hoặc chương trình học, ngành học và khóa học chưa thuyết phục, chưa hợp lý dẫn đến việc người xét hồ sơ nghĩ đến những lý do tiêu cực và nghi ngờ mục đích sang Canada để du học của mình.

3. Không đủ tài chính: Hồ sơ không đủ tài chính theo như yêu cầu của phòng di trú LSQ Canada tại Việt Nam.

4. Không đủ giấy tờ chứng minh tài chính: Phần lớn các gia đình đều có chuẩn bị nhiều trong việc tài chính cho con em du học nhưng thường nộp thiếu giấy tờ để chứng minh điều này hoặc không thể hiện hết các nguồn thu nhập và tài sản  mình có nên người xét chưa thấy được sự ổn định trong thu nhập và nguồn tài chính không đủ cho việc du học của SVHS.  Đối với các gia đình có doanh nghiệp, thường thiếu các hợp đồng, hóa đơn mua bán hoặc sổ tay ghi chép để chứng minh thu nhập thực tế vì biên lai thuế phần lớn là không phản ánh được thu nhập thật sự của doanh nghiệp.

5. Không chứng minh được khả năng quay về VN sau khi học: Lỗi này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như việc chọn ngành học, khả năng tài chính, tài sản gia đình và không chứng minh được điều gì sẽ khiếm mình trở về sau khi hoàn thành khóa học tại Canada.

6. Không khai có người thân trực hệ ở Canada: Những hồ sơ không khai có người thân tại Canada do lo sợ ảnh hưởng đến kết quả Visa thường bị từ chối vì lý do không trung thực. Lưu ý rằng, việc có người thân ở Canada hay không đều không ảnh hưởng đến kết quả visa của người nộp đơn. Nhất thiết phải khai ngay cả khi họ không phải là người giám hộ hoặc tài trợ về tài chính.

7. Không khai đủ người thân ở Canada: Những hồ sơ không khai tên người thân do đã lâu không liên lạc hoặc vì những lý do khác cũng có thể bị từ chối visa với lý do không trung thực.

8. Người thân không đủ tài chính để tài trợ cho học sinh: Đôi khi thu nhập của người thân không đủ điều kiện để tài trợ cho học sinh thì cũng kéo theo hồ sơ bị từ chối vì tài chính yếu.

9. Hồ sơ không trung thực: Những hồ sơ bị phát hiện khai thông tin gian dối, không đúng với thực tế, hoặc giấu thông tin ví dụ như không khai việc đã từng bị từ chối đi Canada bằng bất kỳ hình thức nào của người nộp đơn hoặc của các thành viên trong gia đình như ba, mẹ, anh, chị em.

10. Không hiểu rõ những yêu cầu, thủ tục khi làm hồ sơ: Điều này cũng là lỗi quan trọng khi nộp hồ sơ, người nộp đơn nên tìm hiểu kĩ thông tin trước khi nộp hồ sơ hay chuẩn bị hồ sơ.

(Nguồn HKPS Edu)

Cẩm Nang Du Học Canada - Woori

Friday, November 8, 2013

Algonquin College


Algonquin College được thành lập năm 1967 là một trong những trường Cao đẳng cộng đồng lớn tại Canada, trường được đặt tại phía Tây thủ đô Ottawa có 3 cơ sở ở Ottawa (Woodroffe Campus), Perth (Perth Campus) , và Pembroke (Pembroke Campus). Với hơn 18,000 sinh viên bao gồm sinh viên quốc tế đến từ 100 quốc gia.

Trường có hơn 140 chương trình học đạt tiêu chuẩn quốc tế tập chung chủ yếu vào 5 chuyên ngành là: Ngành Kỹ thuật, Ngành Kinh Doanh, Ngành chăm sóc sức khỏe, Ngành Quản Lý Nhà Hàng Khách Sạn, và Ngành Truyền Thông. Bên cạnh đó 90% sinh viên tại Algonquin College có việc làm trong vòng 6 tháng sau khi tốt nghiệp. Và 92% nhà tuyển dụng hài lòng với các chương trình của Algonquin.

Algonquin College nằm trong một thành phố hiện đại, chất lượng sống rất cao nhưng chi phí lại vừa phải, môi trường trong lành, an toàn cho sinh viên. Cơ sở vật chất rất tốt, có đầy đủ các tiện nghi như 3 khu ký túc xá, phòng vi tính, lab phục vụ 24/7, phòng tập thể thao, trung tâm sức khỏe.

Hỗ trợ sinh viên quốc tế

Văn phòng Sinh viên Quốc tế
Các hoạt động, sự kiện, và chuyến đi thực tế (ngày, cuối tuần, học kỳ)
Chương trình định hướng

Chỗ ở cho sinh viên
Hỗ trợ tìm kiếm nhà ở
Sắp xếp cư trú với người bản xứ
Cung cấp chỗ ở tạm thời

Hỗ trợ ngôn ngữ
Lớp học ngôn ngữ suốt quá trình học
Dạy kèm ngôn ngữ
Chương trình dự bị ngôn ngữ

Các chương trình khác
Vừa học vừa làm
Tiếng Anh/Pháp như ngôn ngữ thứ hai
Học trên mạng
Tham quan và trao đổi sinh viên

Yêu cầu đầu vào

•       Yêu cầu chung: Hoàn thành chương trình THPT
•       Yêu cầu Tiếng Anh
-        Chương trình Cấp chứng chỉ và Cao Đẳng: TOEFL IBT 80+ (Không kỹ năng nào dưới 20) hoặc IELTS 6.0
-        Chương trình Đại Học: TOEFL IBT 88+ (không kỹ năng nào dưới 22) hoặc IELTS 6.5
-        Chương trình Thạc Sỹ: TOEFL IBT 88+ (không kỹ năng nào dưới 22) hoặc IELTS 6.5.
Một số chương trình đòi hỏi các tài liệu bổ sung như tác phẩm thành tích, các bài tiểu luận hay kinh nghiệm làm việc...

Học phí 
Học phí: $11,500 – 15,000 Ca/ năm
Học Anh Văn: $2,433 Ca / khóa (2 tháng)
Học phí cho các chương trình học có thể thay đổi theo từng năm.

(Nguồn HKPS Edu và Canadian Education International)

Cẩm Nang Du Học Woori - Canada

Saturday, November 2, 2013

Centennial College


Centennial College đươc thành lập năm 1966, là trường cao đẳng đầu tiên tại Toronto, và là trường tốt nhất với chương trình giảng dạy tiêu biểu, sáng tạo. Đến nay trường có 4 cơ sở chính (Morningside Campus, Progress Campus, Ashtonbee Campus và The Centre for Creative Communications).

Trường được trang bị đầy đủ tiện nghi như thư viện, phòng thí nghiệm khoa học, phòng máy tính, các thiết bị, mỹ nghệ, các trung tâm thể thao và rất nhiều hoạt động ngoại khóa..., được coi là 1 trong những trường đa dạng nhất về văn hóa tại Canada vì Centennial College có học sinh đến từ 100 nhóm văn hóa dân tộc khác nhau và 80 loại ngôn ngữ được sử dụng trong trường.

Centennial College có hơn 250 chương trình học và được chia thành 8 phân khoa chuyên đào tạo và giảng dạy các chương trình về kinh doanh, truyền thông, cộng đồng và y tế, khoa học và kỹ thuật công nghệ, nghệ thuật, khách sạn và giao thông vận tải.

Học phí:

Năm học 2013-2014 học phí của trường cho sinh viên quốc tế, bao gồm bảo hiểm và các khoản phu thu khác tổng cộng là:

* Chương trình cho chứng chỉ cao đẳng
- $13,930.00 cho năm học đầu tiên (1 năm học gồm 2 học kì)
- $13,050.00 cho năm học thứ 2 và thứ 3

* Chương trình cho chứng chỉ đại học
- $17,343.00 cho năm học đầu tiên
- $16,463.00 cho năm học thứ 2, thứ 3 và thứ 4

* Chương trình cho chứng chỉ cử nhân y tế (BScN)
- $21,119.03 cho năm học đầu tiên
- $20,279.03 cho năm học thứ 2

Học phí cho các chương trình trên có thể thay đổi theo từng năm

Học Bổng:

Centennial College cung cấp rất nhiều các dạng học bổng khác nhau và cho hầu hết tất cả các ngành học. Sau đây chỉ là 1 số học bổng tiêu biểu dành cho chương trình học về khoa kinh tế

Certified General Accounting Association (CGA), Association of Ontario Award of Excellence
Phần thưởng: $150 + $2,000 cho chương trình CGA
Số lượng học bổng: 1
Điều kiện: Học sinh tốt nghiệp từ Centennial College với bằng 'A' trung bình trong các khóa học CGA đã được phê duyệt.

F. Wayne E. Harrison Scholarship
Phần thưởng: $750
Số lượng học bổng: 1
Điều kiện: Dành cho sinh viên năm thứ hai hoặc thứ ba tại Cao đẳng Centennial trong lĩnh vực Quản trị kinh doanh (Business Administration)

The Sherene Shaw School of Business Scholarship
Phần thưởng:: $1,000
Số lượng học bổng: 1
Điều kiện: Trao cho một sinh viên năm thứ nhất chương trình quản lý kinh doanh (Business Management), người đã thể hiện sự tham gia tích cực với các dịch vụ cộng đồng hoặc công việc tình nguyện

Kenneth A. Wright Financial Services Excellence Award
Phần thưởng: $1,000
Số lượng học bổng: 1
Điều kiện: sinh viên tốt nghiệp ngành học dịch vụ tài chính (Financial Services) với điểm trung bình cao nhất

Điều kiện để học tại trường:

Nếu bạn muốn học trực tiếp tại Centennial College mà không cần thông qua chương trình tiếng anh thì bạn phải:
- Tốt nghiệp trung học phổ thông và/hoặc đạt số điểm yêu cầu của trường
- Trình độ tiếng anh phải đạt số điểm
   + IELTS 6.0 hay TOEFL iBT 79 trở lên cho chương trình cao đẳng
   + IELTS 6.5 hay TOEFL iBT 92 trở lên cho chương trình đại học
- Đáp ứng một số các yêu cầu cơ bản khác

Woori sẽ giúp các bạn miễn phí để tìm và đăng kí chương trình học tiếng anh tại Canada sau đó chuyển thẳng vào Centennial College mà không cần chứng chỉ TOEFL hoặc IELTS.

Cẩm Nang Du Học Woori - Canada

Wednesday, October 30, 2013

Xếp Hạng Các Trường Đại Học Tại Canada


Nếu bạn đang tìm kiếm cơ hội để học tại một trong những trường đại học hàng đầu Canada, thì một trong hai thành phố Toronto hay Montreal chắc chắn sẽ là sự lựa chọn của bạn.

Một thành phố nói tiếng Anh và một thành phố nói tiếng Pháp, đây là hai thành phố lớn nhất ở Canada và đều cung cấp cho bạn sự lựa chọn đầy ấn tượng với các trường đại học hàng đầu thế giới - bao gồm hai trường được xếp hạng cao nhất, Đại học Toronto và Đại học McGill.

Tuy nhiên, không chỉ khu vực phía đông của đất nước Canada là độc quyền về giáo dục đại học chất lượng cao, trên thực tế, trường đại học xếp thứ ba của Canada, Đại học British Columbia, nằm trên bờ biển phía tây, tại Vancouver.

Dưới đây là tổng quan các trường đại học hàng đầu tại Canada theo các tỉnh bang, dựa trên Bảng xếp hạng các trường ĐH trên thế giới QS World University Rankings năm học 2013/14.

Top các trường Đại học hàng đầu Ontario:

Ontario quy tụ một số lượng lớn các trường đại học hàng đầu tại Canada. Nằm ở phía đông của đất nước Canada, đây là tỉnh lớn thứ hai về diện tích và đông dân cư nhất, chiếm khoảng 40% dân số của đất nước. Thủ đô của Canada, Ottawa, và thành phố lớn nhất của đất nước, Toronto đều nằm tại tỉnh Ontario. Toronto được biết đến với sự đa dạng về mặt quốc tế, nền văn hóa đa dạng, khu vực tài chính sôi động - và quy tụ rất nhiều trường đại học.

Sau đây là danh sách các trường đại học hàng đầu Ontario:

· Đại học Toronto (xếp hạng 17 thế giới; thứ 1 tại Canada)
· Đại học McMaster (xếp hạng 140 thế giới; thứ 6 tại Canada)
· Đại học Waterloo (xếp hạng 180 thế giới; thứ 7 tại Canada)
· Đại học Queen (xếp hạng 189 thế giới; thứ  8 tại Canada)
· Đại học Tây Ontario ( xếp hạng 199 thế giới; thứ 9 tại Canada)
· Đại học Ottawa (xếp hạng 227 thế giới; thứ 11 tại Canada)
· Đại học York (xếp trong hạng 401-410 thế giới; thứ 16 tại Canada)
· Đại học Guelph (xếp trong hạng 461-470 thế giới; thứ 21 tại Canada)
· Đại học Carleton (xếp trong hạng 501-550 thế giới; thứ 23 tại Canada)
· Đại học Ryerson (xếp trong hạng 700 thế giới; thứ 25 tại Canada)
· Đại học Windsor (xếp trong hạng 700 thế giới; thứ 26 tại Canada)

Top các trường Đại học hàng đầu Quebec:

Nằm ở phía bắc của Ontario, Quebec là tỉnh lớn nhất của Canada về mặt diện tích, có dân số lớn thứ hai cả nước, và là tỉnh duy nhất nơi tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức. Thủ phủ tỉnh Quebec là thành phố Quebec. Thành phố lớn nhất Quebec là Montréal, đây cũng là thành phố lớn thứ hai ở Canada, và được mệnh danh là "Thủ đô văn hóa”. Montréal là nơi có nhiều trường đại học tốt nhất ở Canada, bao gồm cả Đại học McGill nổi tiếng thế giới – được xếp hạng tốt nhất tại Canada nhưng gần đây đã phải nhường lại vị trí này cho Đại học Toronto theo Bảng xếp hạng các trường ĐH trên thế giới QS World University Rankings năm học 2013/14

Sau đây là danh sách các trường đại học hàng đầu Quebec:

· Đại học McGill (xếp hạng 21 thế giới; thứ 2 tại Canada)
· Đại học Montréal (xếp hạng 92 thế giới; thứ 4 tại Canada)
· Đại học Laval (xếp hạng 329 thế giới; thứ 15 tại Canada)
· Đại học Quebec (xếp trong hạng 411-420 thế giới; thứ 17 tại Canada)
· Đại học Sherbrooke (xếp trong hạng 441-450 thế giới; thứ 20 tại Canada)
· Đại học Concordia (xếp trong hạng 481-490 thế giới; thứ 22 tại Canada)

Top các trường Đại học hàng đầu British Columbia:

Nằm ở cực tây của Canada, British Columbia (hoặc BC) là nổi tiếng về các môn thể thao trượt tuyết và cũng là nơi có khu nghỉ mát trượt tuyết lớn nhất Bắc Mỹ Whistler Blackcomb. Mặc dù không có nhiều các trường đại học đẳng cấp thế giới như hai tỉnh Ontario hay Quebec, BC cũng đóng góp 3 trường trong bảng xếp hạng. Một trường nằm ở Victoria và hai trường nằm ở Vancouver, thành phố lớn nhất của BC. Đây là một địa điểm học tập đặc biệt hấp dẫn đối với những người quan tâm đến việc kết hợp cuộc sống thành phố với cuộc sống ven biển và những ngọn núi.

Sau đây là danh sách các trường đại học hàng đầu British Columbia:

· Đại học British Columbia (xếp hạng 49 thế giới; thứ 3 tại Canada)
· Đại học Simon Fraser (xếp hạng 244 thế giới; thứ 13 tại Canada)
· Đại học Victoria (xếp hạng 321 thế giới; thứ 14 tại Canada)

Top các trường Đại học hàng đầu Alberta:

Nằm ở phía đông của British Columbia, Alberta là tỉnh đông dân nhất trong ba tỉnh địa hình thảo nguyên của Canada. Thủ đô của Alberta, Edmonton, và thành phố lớn nhất Alberta, Calgary, mỗi thành phố đều đóng góp một trong top  10 trường đại học hàng đầu của Canada. Calgary nổi tiếng là nơi có môi trường sống dễ chịu, một trong những thành phố sạch nhất thế giới và dẫn đầu các thành phố khác về phát triển bền vững. Edmonton thì lại nổi tiếng về trung tâm mua sắm lớn nhất Bắc Mỹ, và những chương trình văn hóa quanh năm, điều này lý giải cho biệt danh của Edmonton - “Thành phố của những lễ hội”.

Top các trường Đại học ở Alberta bao gồm:

· Đại học Alberta (xếp hạng 96 thế giới; thứ 5 tại Canada)
· Đại học Calgary (xếp hạng 201 thế giới; thứ 10 tại Canada)

Các trường Đại học hàng đầu khác của Canada

Vì phần lớn dân số của Canada sinh sống tại 2 tỉnh Ontario và Quebec, không có gì đáng ngạc nhiên khi hai tỉnh này là nơi quy tụ những trường Đại học hàng đầu. Bên cạnh đó, British Columbia và Albera cũng là nơi tập trung một số trường Đại học nổi tiếng. Tuy nhiên, vẫn còn một số trường Đại học nổi tiếng được xếp hạng thế giới khác của Canada nằm tại các tỉnh bang khác trên lãnh thổ đất nước này.

Dưới đây là những trường Đại học hàng đầu tại các tỉnh bang khác:

· Đại học Dalhousie (xếp hạng 244 thế giới; thứ 12 tại Canada) – tỉnh Nova Scotia
· Đại học Saskatchewan (xếp trong hạng 421-430 thế giới; thứ 18 tại Canada) – tỉnh Saskatchewan
· Đại học Manitoba (xếp trong hạng 431-440 thế giới; thứ 19 tại Canada) – tỉnh Manitoba
· Đại học Newfoundland (Memorial University of Newfoundland) (xếp trong hạng 601-650 thế giới; thứ 24 tại Canada) – tỉnh Newfoundland và Labrador

(Nguồn Dân trí - Du Học)

Cẩm Nang Du Học Canada - Woori

Tuesday, October 29, 2013

Chuẩn Bị Hành Trang Trước Khi Đi Du Học


Chúc mừng bạn đã được toại nguyện! Chân trời du học đang rộng mở trước mặt bạn. Trong những năm tháng học tập ở đất nước bao la và thân thiện này, bạn sẽ có dịp trau dồi khả năng sinh ngữ và kiến thức chuyên môn của mình. Bạn cũng sẽ có dịp chung sống với 33 triệu người dân hiếu khách với nếp sống có văn hoá vào hạng bậc nhất trên thế giới và học hỏi từ họ những điều tốt đep nhất cho cuộc sống của chính bạn mai sau. Bạn sẽ có dịp làm quen với phương pháp học tập và làm việc có hệ thống, giàu tinh thần tập thể, đồng đội của học sinh, sinh viên và các giáo viên, giáo sư Canada. Và trên tất cả, bạn sẽ học được tinh thần tự lực, độc lập, bươn chải của người dân địa phương, những yếu tố vô cùng quý báu cho cuộc sống sau này của bạn. Nhưng trước hết bạn cần trang bị chu đáo cho cuộc hành trình lâu dài và lý thú này.Đó là lý do hiện hữu của tập cẩm nang nhỏ này. Chúng tôi hy vọng bạn sẽ tìm thấy nơi đây một người bạn đồng hành hữu ích cho khoảng thời gian lên đường và những ngày đầu sinh sống tại Canada. 

Chúc các bạn sức khoẻ, may mắn và thành công trong những tháng ngày du học.Trung tâm Tư vấn Giáo Dục Canada. 

 1. GIẤY TỜ TUỲ THÂN.

Trước khi lên đường, bạn cần kiểm tra lại toàn bộ các giấy tờ tuỳ thân để đảm bảo không quên gì. Bạn cần có trong tay 

Hộ chiếu: bạn hãy kiểm tra hộ chiếu xem còn hạn và hợp lệ hay không. 

Visa du học: Được dán thẳng trong hộ chiếu. Trên visa có ghi MULTIPLE nghĩa là bạn có thể ra vào nước Canada nhiều lần trong khoàng thời gian có giá trị mà không cần phải làm thêm thủ tục gì với cơ quan di trú (CIC) của Canada. Tuy nhiên để chắc chắn bạn cũng nên tham khảo ý kiến cơ quan CIC sở tại trước khi rời Canada vì đôi khi có những quy định mới mà bạn chưa nắm bắt kịp. nếu visa ghi SINGLE, bạn chỉ có quyền vào Canada một lần mà thôi. Sau khi rời khỏi nước này, lần tới trở vào bạn phải làm lại thủ tục xin nhập cảnh như lần đầu tiên. 

Thư của sứ quán Canada. Lá thư chấp thuận cho bạn vào học ở Canada được dán ngay vào trong hộ chiếu, bạn kiểm tra xem. Khi đến cửa khẩu Canada bạn sẽ phải trình cho nhân viên di trú xem lá thư này. Cần phải là bản chính. 

Thư chấp thuận nhập học của trường học Canada. Cần có bản chính lá thư chấp thuận của trường mà bạn sẽ theo học để trao cho nhân viên di trú khi đến sân bay Canada. 

Vé máy bay. Bạn cần kiểm tra lộ trình chuyến bay được ghi trên vé xem có đúng không. Vé của bạn thường là vé 1 chiều, nhưng nếu có dự kiến về thăm gia đình trong thời gian trước 1 năm, bạn có thể mua vé hai chiều để tiết kiệm chi phí. 

Chứng minh nhân dân. Nếu không có việc gì cần dung ở VN bạn hãy đem CMND theo bạn. nó có thể sẽ hữu ích trong một số trường hợp khi bạn cần chứng minh gốc tích của mình mà không có sẵn trong tay các loại thể chứng minh khác của Canada. 

Giấy khai sinh. Đem theo 1 hay 2 bản tiếng Việt có công chứng và vài bản dịch ra tiếng Anh hoặc Pháp có công chứng. 

Học bạ. Bạn có thể sẽ cần đến học bạ khi xin vào học ở một số trường tiếp theo truờng đang học. Do đó, nên có một bản tiếng Việt của học bạ và vài bản sao, dịch tiếng Anh hay Pháp (luôn luôn có công chứng). 

Bằng tốt nghiệp: hãy mang theo bản gốc bằng Tốt nghiệp ĐH, CĐ, THPT hay cơ sở và vài bản dịch có công chứng, tuỳ theo bạn đã học đến đâu. Bạn sẽ cần đến chúng để xin học cao hơn. 

Một quyển sổ ghi chú. Hãy mang theo một quyển sổ nhỏ trong đó bạn ghi chép tất cả các địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ email cần thiết như: trường học của bạn cùng tên những người có trách nhiệm , người quen ở Canada, nhà bạn ở, tên các cô, thầy giáo, bệnh viện, công ty bảo hiểm, công ty thẻ tính dụng, ngân hàng của bạn, v.v…tránh ghi trong sổ này: các mã khoá (password), số tài khoản, số thẻ tín dụng, v.v…nói chung là các dữ liệu bí mật của bạn. 

2. TÀI LIỆU HỌC TẬP 

Từ điển. Từ điển Anh (Pháp) – Việt và Việt - Anh (Pháp) có lẽ sẽ là quyển từ điển hữu ích nhất cho bạn trong thời gian đầu. bạn có thể mua chúng tại Canada nhưng nói chung sẽ đắt hơn nhiều lấn so với mua tại các cửa hàng sách Việt Nam. Sách học và tài liệu nghiên cứu (cho các du học sinh sau đại học). tất cả những gì bạn nghĩ sẽ cần trong tương lai cho việc học tập của bạn. 

3. PHƯƠNG TIỆN HỌC TẬP 

Máy vi tính cá nhân. Chỉ đem theo nếu là máy xách tay không quá cũ (1 – 2 năm trở lại) vì không thể mang máy để bàn quá cồng kềnh và không kinh tế. Lưu ý: Những đồ dùng sử dụng nguồn điện 110V và các ổ cắm điện có kích thước khác với VN. 

4. TIỀN BẠC 

Tiền mặt. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), bạn có thể đem theo cho đến US$7.000 mà không cần khai báo. Nếu đem theo nhiều hơn bạn cần có giấy phép của NHNN. 

Thẻ tín dụng (Credit card). Thẻ tín dụng ngày càng phổ biến trên thế giới như một phương tiện thanh toán tiện lợi, an toàn. Bạn có thể dùng TTD để trả tiền mua hàng hoá, đóng học phí, chi phí bảo hiểm, vé máy bay, khám chữa bệnh (trong các trường hợp không được bảo hiểm y tế trả thay), mua vé xem phim, thuê xe v.v…Khi thiếu tiến mặt đột ngột, bạn có thể dùng TTD để rút tiền tự động (ATM –Automatic Teller Machine) có khắp nơi. Hai loại phổ biến nhất là VISA và MASTER CARD hiện nay đã có mặt tại một số ngân hàng Việt Nam như ABBANK, ACB, VCB…Bạn có thể liên lạc tìm hiểu về các thể thức và điền kiện cấp thẻ. Chú ý là lãi suất TTD khá cao và nên sử dụng có kiểm soát. Nên nhớ rằng đây không phải là thẻ “chi tiêu miễn phí” 

5. QUẦN ÁO 

Quần áo đi dọc đường. Đem theo 1 bộ quần áo dự phòng, đồ vệ sinh…bỏ tất cả vào túi xách tay theo người, không gửi theo hành lý. Nếu bạn trung chuyển qua đêm nhất thiết phải có quần áo dự phòng . Nếu là mùa đông nên có áo ấm, khăn choàng, găng tay đem theo trong túi xách. 

Quần áo cho mùa đông: Nói chung bạn không nên mua quần áo mùa đông tại VN nhiều vì có thể không đủ tiêu chuẩn cho mùa đông Canada. 

Quần áo cho mùa hè, xuân, thu. Không cần đem theo quần áo gì đặc biệt nếu bạn sang Canada vào mùa hè. 

6. THỰC PHẨM 

Trước khi lên đường bạn có thể nhận được vô số quà cáp, trong đó có nhiều loại thực phẩm như trái cây, đồ khô, bánh kẹo, thậm chí cả nước mắm, các loại mắm, v.v…cho bạn và cho thân quyến, bạn bè của bạn bên Canada. Theo kinh nghiệm cua chúng tôi việc đem thực phẩm từ Vn sang Canada hiện nay là không cần thiết và có thể gây rắc rối cho bạn. 

Quy định của Canada về thực phẩm. Chính phủ Canada nghiêm cấm du nhập vào trong nước các loại thực phẩm tươi sống theo đường xách tay qua ngõ hàng không (trái cây tươi, thịt cá)… và chỉ cho phép một số loại giới hạn thự phẩm khô (bánh kẹo, đồ hộp, thực phẩm chế biến…) Bạn cũng không thể đem các loại cây cối, hoa cỏ dính đất (hoa cành được phép). 

7. CÁC VẬT DỤNG CÁ NHÂN 

Máy ảnh, máy quay video, máy nghe đĩa, băng…được nhấp miễm thuế nếu là đồ dung cá nhân. Chú ý là điện thế tại bắc Mỹ là 110V nên máy móc của bạn có thể không chạy. 

Hình ảnh, băng video, software. Bạn có quyền đem tự do những thứ này vào Canada nhưng bạn nên tránh đem theo các CD, VCD, DVD, phần mềm không có bản quyền gốc. 

8. KHỞI HÀNH 

Hành lý đem theo người. Số lượng và trọng lượng, kích thước. theo quy định chung, hành khách di chuyển từ VN sang Canada (kể cả nội địa Canada) được đem theo hai kiện hành lý mỗi người, mỗi kiện không quá 30kg, và một túi xách. Kiện hành lý không được lớn hơn khuôn khổ quy định. Xin liên lạc với hang hàng không của bạn để có thêm chi tiết. 

Hãy ghi đầy đủ tên và địa chỉ của bạn ở Canada lên hành lý của bạn. Cũng nên ghi những thông tin này bỏ vào bên trong hành lý của bạn. 

Quy chế an ninh. Đem hành lý hộ người khác. Các quy định về an ninh không cho phép chúng ta đem hành lý giúp người khác trừ khi rất rõ nội dung hàng hoá mình đem giúp. Tuyệt đối tránh đem hàng hoá giúp người không quen biết tại sân bay, trên máy bay hay lúc xuống sân bay. 

9. MUA VÉ MÁY BAY 

Chọn hãng nào, đường bay nào? Hiện nay đã có rất nhiều đường bay nối liền VN và Canada nhưng chưa có đường bay trực tiếp. Thông thường bạn phải nối chuyến (transfer, transit) tại ít nhất 1 địa điểm giữa VN và Canada. Tuỳ theo địa phương bạn đến, bạn có thể chọn một trong hai hướng bay chính: Hướng Thái Bình Dương (hướng Đông) và hướng Đại Tây Dương (hướng tây). Nếu thành phố bạn đến nằm trong tỉnh Québec hay các tỉnh “duyên hải” như Newfoundland, Nova Scotia, New Brunseick, PEI..bạn nên chọn hướng bay Tây (Đại Tây Dương). Nếu thành phố bạn đến nằm trong vùng phía Tây hay trung tâm Canada như Vancouver, Edmonton, Calgary, Winipeg, hay Toronto, bạn nên chọn hướng bay Đông (Thái Bình Dương) gần hơn. Cần chú ý rằng về địa lý hai thành phố lớn Montreal và Toronto nắm chính xác đối diện với VN bên kia địa cầu (chênh nhau 12 giờ) nhưng về mặt di chuyển thì hướng Thái Bình Dương tiên hơn Toronto vì có nhiều hang máy bay thẳng đến thành phố này. Trong khi đó, hướng phía Đại Tây Dương tiện hơn cho khách đi Montreal. 

10. CÁC THỦ TỤC TẠI SÂN BAY

Đăng ký lên máy bay. Tại sân bay Tân Sơn nhất hay Nội Bài, bạn sẽ vào phòng quốc tế. Khi vào cửa, bạn sẽ phải xuất trình vé máy bay hay hộ chiếu cho nhân viên an ninh. 

Gửi hành lý. Khi đăng ký tại quầy thủ tục, bạn sẽ gửi hành lý của mình cùng lúc. Bạn chú ý chỉ rõ cho nhân viên hàng không là hành lý cần được gửi đến nơi cuối cùng tại Canada, nếu không có thề hành lý sẽ thất lạc tại một sân bay trung chuyển nào đó. 

Chọn chỗ ngồi. Các chuyến bay “xuyên lục địa” có khả năng bay trên 12 giờ liên tục hiện nay trở thành thông dụng. Để bảo đảm cho chuyến bay dài hơi này không làm cho bạn mệt mỏi hay mất sức, bạn nên chú ý chọn chỗ ngồi phù hợp (gần hay xa cửa sổ). 

Phí sân bay. SAu khi đăng ký ở quầy vé, bạn mua lệ pí sân bay trước khi vào làm thủ tục tại quầy hải quan. 

Mẫu hải quan. Sau nhiều năm cải tiến, mẫu hải quan đã thống nhất với mẫu xuất nhập cảnh trở thành một mẫu duy nhất. Trên mẫu này, bạn cần khai báo chủ yếu là các loại tiền đem theo (nếu có trên 7000$) và một số loại hàng hoá thuộc diên cần khai báo như văn hoá phẩm v.v… 

Cách khai báo. Sau khi điền xong mẫu XNC/ hải quan. Bạn trình ra cho nhân viên hải quan ở quầy hải quan cùng với hộ chiếu. Nhân viên sẽ đóng dấu và đưa lại cho bạn cả hai liên của mãu. Mẫu xuất nhập cảnh. Cùng nằm trong mẫu hải quan là mẫu xuất nhập cảnh. Trong phần khai này, bạn cho biết họ tên, địa chỉ, mục đích ra nước ngoài, số hiệu chuyến bay v.v… 

Xuất trình giấy tờ. Khi lên đến quầy công an ra cửa khẩu, bạn trình ra mẫu XNC / hải quan. Nhân viên công an sẽ thu lại một liên (màu vàng). Bạn cần giữ kỹ liên này để trình báo lại cho công an cửa khẩu trong lần về VN sau đó. 

Cửa hàng miễn thuế. Sau khi qua khỏi công an cửa khẩu, bạn vào phòng chờ. Tại đây bạn có thể mua các loại hàng hoá “miễn thuế”. Nhưng hãy cẩn thận! giá cả các mặt hàng có thể không rẻ chút nào, có khi còn đắt hơn mua bên ngoài. 

11. TRÊN ĐƯỜNG ĐI 

Ăn uống. Trên các chuyến bay kéo dài như trong các chuyến xuyên lục địa (10 – 14 giờ) các hang máy bay sẽ phục vụ 2- 3 bữa trong đó có một bữa ăn đầy đủ. Giữa hai bữa ăn, nếu có nhu vầu, bạn có thể yêu cầu tiếp viên cho ăn thêm. Nhiều hành khách có thói quen đem theo một ít đồ ăn sở thích của mình và dung vào lúc thích hợp, trong khi nhiều người khác chỉ thích ngủ. bạn chú ý uống thật nhiều nước lọc, nước trái cây và dùng có giới hạn bia, rượu. 

Giải trí. Trên các chuyến bay dài, có các chương trình giải trí cho hành khách như chiếu phim, âm nhac. Một số hãng chiếu phim trên màn hình lớn cho mọi hành khách xem chung, một số hãng khác có máy xem hình cỡ nhỏ gắn trước mặt hành khách, cho phép khách chọn phim tuỳ ý. Ông nghe được phát trên máy bay và thu lại khi máy bay hạ cánh. 

Sức Khoẻ. Để tránh “hội chứng đi máy bay hạng tiết kiệm” (Economy Class Syndrome) theo đó nhiều hành khách đã bị đột tử hay bị đưa vào viện sau những chuyến bay dài và quá chật chội trong khoang “hạng tiết kiệm” (còn được gọi là “hạng du lịch”), các hãng chuyên chở đã có nhiều biện pháp khuyến khích hành khách vận động trong lúc ở trên máy bay. Bạn có thể tham khảo các động tác thể dục đơn giản trình bày trong các tài liệu nhỏ gắn trong túi tạp chí trước chỗ ngồi của bạn. Nói chung bạn nên đi lại nhiều trên máy bay, vận động tay, chân, cổ… 

Cách chuyển máy bay. Từ VN qua Canada, bạn sẽ phải chuyển máy bay ít nhất 1 lần tại một sân bay “trung chuyển”. Khi đăng ký thủ tục tại sân bay VN, bạn nên yêu cầu nhân viên hàng không giao cho “thẻ lên tàu” (boarding pass) của các chặng kế tiếp. Như thế bạn sẽ tránh được việc phải đi đăng ký tại mỗi nơi trung chuyển. Hành lý trung chuyển. Hành lý của bạn sẽ được chuyển trực tiếp từ VN sang Canada, do đó bạn không cần quan tâm. 

12. ĐẾN CỬA KHẨU CANADA 

Các cửa khẩu chính của Canada. Máy bay đến Canada sẽ đáp xuống một trong những sân bay quốc tế của quốc gia này, thường là Vancouver, Toronto hay Montreal – 3 thành phố chính của Canada. Từ đây bạn sẽ tiếp tục đi đến các địa điểm khác trong lãnh thổ Canada. Theo quy định, khi đến cửa khẩu đầu tiên của Canada, bạn sẽ phải lấy tất cả hành lý của mình ra để làm thủ tục nhập cảnh và hải quan, sau đó chuyển tiếp đi các nơi khác trong nội địa (nếu có). 

Tờ khai hải quan. Gần đến Canada, tiếp viên sẽ phát cho bạn một tờ khai hải quan (kiêm mẫu di trú) gồm một tờ duy nhất. Bạn có thể điền vào tờ khai bằng một trong hai thứ tiếng chính thức của Canada là Anh hay Pháp. ở phần địa chỉ Canada, bạn ghi địa chỉ của trường học (nếu ở nội trú), của người giám hộ (nếu bạn nhỏ hơn 18 tuổi) của người thân (nơi bạn sẽ ở) hay của nhà homestay nơi bạn đăng ký. 

Khai báo tại cửa khẩu. Bạn cầm tờ khai hải quan đến trước quầy làm chủ tục nhập cảnh vào Canada. Nhân viên hải quan đón tiếp bạn sẽ hỏi bạn đến Canada làm gì. Sau khi bạn trả lời là đi du học, họ sẽ đóng dấu vào tờ khai hải quan và dẫn bạn đến một nhân viên đi trú. 

Nhận giấy phép du học (GPDH). Người này sẽ đưa bạn vào phòng làm việc của cơ quan đi trú và làm thủ tục cấp “giấy phép du học” (study permit) cho bạn. Bạn cần trao cho nhân viên di trú (1) Hộ chiếu của bạn (2) giấy nhập học của trường (bản chính) và (3) lá thư của LSQ Canada gửi cho bạn khi cấp visa. Đôi khi bạn có thể phải xuất trình biên nhận đã đóng học phí đầy đủ, cung cấp địa chỉ cư trú tại Canada …Mọi việc hoàn tất, bạn sẽ có trong tay GPDH trong đó có ghi rõ thời hạn bạn được ở lại Canada để học và nơi học. 

Hành lý. Rời khỏi phòng đi trú, bạn đi lấy hành lý ở khu vực băng chuyền (carrousel, conveyor) và đẩy ra ngoài cửa. Khi ra đến ngoài, bạn giao lại tờ khai hải quan cho nhân viên hải quan đứng trực ở đây . Nếu không có gì cần khám hành lý. Tại đây, nhân viên hải quan sẽ yêu cầu bạn mở vali túi xách … cho họ kiểm tra. Xong xuôi bạn sẽ được chỉ lối ra ngoài. 

Chuyển tiếp đi nội địa. Nếu bạn cần chuyển máy bay đi tiếp, bạn cần tìm quầy đăng ký có chữ “transit” bình thường ở gần lối ra. Khu vực bạn đến thường là “arrival” và nằm khác với khu vực đi “departure” cho nên các bạn phải đẩu hành lý của mình sang khu vực đi mới đăng ký tiếp được. 

13. ĐƯA ĐÓN TẠI SÂN BAY 

Người quen đưa đón, Trong trường hợp này nên thông báo chi tiết chuyến bay cho người thân và cũng ghi rõ trong sổ tay của mình địa chỉ, số điện thoại của họ đề phòng trục trặc tại sân bay đến. 

Trường đưa đón. Nếu bạn đã đăng ký với trường dịch vụ này, bạn sẽ được trường học cho xe ra đón tại nơi đến. Bạn cho trường biết thông tin chuyến bay. Khi ra cửa, bạn chú ý quan sát những tấm bảng do các nhân viên đưa đón giơ lên xem tấm bảng nào có ghi tên mình thì liên hệ với người cầm bảng đó.  
Gia đình Canada đưa đón. Đây là dịch vụ tương tự như trên, nhưng người đưa đón là chủ nhà mà bạn sẽ đến ở cùng (homestay) 

Nếu không có ai đưa đón. Bạn chỉ cần gọi taxi và đưa họ địa chỉ mà bạn muốn đến. Nếu bạn không ngại cồng kềnh, mệt nhọc thì có thể đi xe buýt từ sân bay về trung tâm thành phố rồi từ đó thuê xe taxi về nhà riêng, có thể rẻ hơn. 

14. VỀ NƠI Ở 

Nội trú – Ký túc xá (Residence/Dormitory). Nhiều trường học Canada có ký túc xá nằm trong khuôn viên hoặc gần trường. Các ký túc xá cũng thường có trang bị nhà bếp, phòng tắm và giặt ủi để sử dụng chung. Hấu hết các ký túc xá đều trang bị đầy đủ. Tuy nhiên, cũng có một vài nơi, HS cũng phải tự trang bị những vật dụng trong nhà như khăn trải giường, chén bát, hoặc dụng cụ nấu nướng. Liên lạc với văn phòng phụ trách ký túc xá nơi trường bạn học để biết thêm thông tin chi tiết. Tiền thuê phòng khác nhau tuỳ theo trường. Thông thường, chi phí chỗ trong ký túc xá vào khoảng CAD$7000- 8000/ năm học. 

Homestay. Nhiều gia đình Canada đón nhận học sinh quốc tế ở trọ. Đây là cách hiệu quả để học sinh học tiếng Anh và cách sinh hoạt hàng ngày ở Canada. Homestay bao gồm các bữa ăn và phòng riêng cho học sinh ngay trong gia đình chủ nhà và học sinh được khuyến khích tham gia các hoạt động trong gia đình chủ nhà. Nhà trường có thể sắp xếp những gia đình phù hợp với sở thích của học sinh khi được yêu cầu. Chi phí chỗ ở homestay từ 700 – 800$CAD/tháng tuỳ theo địa điểm, 

Thuê nhà bên ngoài (Apartment). Thuê nhà bên ngoài khuôn viên trường học. Thường thì có dán các danh sách nhà cho thuê tại các văn phòng tìm chỗ ở tại trường bạn đang học. Các trường không kiểm tra nhà cho thuê, HS phải tự kiểm tra, chọn lựa và thương lượng với chủ nhà để chọn chỗ ở thích hợp cho mình. Tiền thuê nhà khá đắt, nhất là các thành phố lớn từ $CAD 500-1400 mỗi tháng, tuỳ theo địa điểm. Bạn có thể thuê chung với bạn bè để chia sẻ phần chi phí. Bạn cũng có thể thuê những văn hộ chung cư, loại chỗ này thường chỉ có bếp, nhà tắm, 1-2 phòng ngủ và không bao gồm bàn ghế hoặc các bữa ăn. Nên nhớ hợp đồng thuê nhà cần phải được xem xét cẩn thận từng điều khoản trước khi ký tên. 

15. ĐỒNG HỒ SINH HỌC 

Những ngày đầu tiên ở Canada là những ngày bạn cần tạo cho đầu óc, cơ thể mình thích ứng với giờ giấc của xứ sở mới. Canada “đi chậm” từ 9 giờ (vùng cực đông) đến 12 giờ (vùng cực tây) do đó bạn cần có thời gian mới thích ứng hoàn toàn được. Cách tốt nhất trong khoảng 7 -10 ngày đầu là bạn cố gắng đừng ngủ sớm quá ngay cả khi ríu mắt trong lúc đồng hồ chỉ khoảng 5 -6 giờ chiều. Nếu bạn đi ngủ giờ đó, bạn sẽ thức dậy khoảng 2 – 3 giờ sang và bạn sẽ mệt mỏi suốt ngày hôm sau. Cố gắng đi ngủ ngày đẩu khoảng 8 – 9 giờ tối, sau đó chậm dần lại cho tới khi thích ứng hoàn toàn. 

16.THÍCH ỨNG VỚI THỜI TIẾT 

Mùa đông đương nhiên là mối bận tâm lớn nhất của bạn, nhất là khi bạn sang Canada đúng trong mùa này. Mùa đông Canada thường bắt đầu khoảng cuối tháng 11 và chấm dứt khoảng tháng 4. Tuy nhiên, nhiệt độ thay đổi đáng kể theo vùng bạn sinh sống: ở vùng Vancouver, mùa đông ẩm ướt, mây mù, ít khi có nắng mặt trời kéo dài, nhiệt độ trung bình 0 – 10 độ C, vùng Trung Tây (Manitoba, Alberta, Saskatchewan) trong lúc đó lại lạnh (có khi 30 độ), khô và có nắng nhiều, tương tự vùng Ontario và Québec.Nhiệt độ thực ra không phải là thước đo chính xác duy nhất của “độ lạnh”. ở Canada, người ta thường tính thêm “yếu tố gió” (windchill factor): một ngày có gió mạnh (60 – 80 km/giờ) cộng thêm nhiệt độ -20 độ có thể làm “độ lạnh” thực tế xuống đến -30 độ hay -35 độ. Chính vì thế, bạn cần che chắn thân thể mình chống lại gió + lạnh chứ không chỉ chống “lạnh” chung chung. Cần đội mũ che kín đầu , tai vì hơi nóng trong người bạn thoát ra ngoài 80% là theo hai ngõ này. Cần đeo găng (gloves), mang ủng cao (boot), quấn khăng choàng cổ (scarf) để tránh sưng phổi. Không nên vì lý do “thẩm mỹ” hay “thời trang” mà ăn mặc phong phanh, đi giầy cao gót, giầy thể thao, để đầu trần…trong mùa đông. Bạn sẽ thấy tác hại của việc này sau khoảng 5 -10 năm ở Canada mà biểu hiện phổ biến nhất là bệnh phong thấp và sưng phổi.. 

17. ĐI LẠI 

Các loại hình di chuyển liên tỉnh. Canada là đất nước rộng, nên ngành giao thông vận tải cũng rất phát triển. bạn có thể di chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác bằng các phương tiện vận tải phổ biến như máy bay, xe lửa, xe buýt…không kể đấn xe hơi riêng. Tất cả các phương tiện này đều rất tiện nghi nhưng giá vé cao. 

Vận tải công cộng nội thành. Trong các thành phố lớn và trung bình của Canada, bạn chỉ nên đi chuyển bằng xe buýt hay xe điện ngầm (metro, subway), Đây là phương tiện di chuyển phổ biến, an toàn nhất và có thể nói là tiết kiệm nhất (sau xe đạp). vé một lượt khoảng CAD$2.50 và giá vé tháng khoảng CAD$650 (không giới hạn số lượt đi về). nếu bạn trả tiền cho một lượt đi thì có thể dung cà metro lẫn xe buýt trên cùng một tuyến đường. Sống cuộc đời sinh viên, học sinh ở Canada là đồng nghĩa với di chuyển bằng xe buýt và metro. 

Có nên đi xe gắn máy không? Tất nhiên ở Canada cũng có xe gắn máy (XGM) nhưng ở nước này XGM chủ yếu là phương tiện giải trí, thể thao. XGM thường có phân khối lớn (250cc trở lên), giá rất đắt (nhiều loại như Harley Davidson đắt hơn cả xe hơi) và tương đối là loại vận tải nguy hiểm ngay cả trên những xa lộ thẳng tắp của Canada. 

18. TRANG PHỤC 

Canada không phải là xứ sở của các loại quần áo thời trang nổi tiếng nhưng đây là nơi có các kiểu quần áo “thực dụng” nhất. Chính vì thế, bạn không phải lo tốn tiền quá nhiều cho “thời trang” của mình: Là sinh viên, học sinh, ăn mặc đơn giản, gọn gang, hợp với điều kiện khí hậu thời tiết là đủ. 

Mùa đông. Đây là mùa “thử thách” cho các loại quần áo. Bạn chỉ nên mua quần áo ấm ở Canada cho hợp “thuỷ thổ”, giá cả cũng phải chăng, nhiều lựa chọn. Căn bản nhất là: áo choàng (coat), khăn chàong cổ, găng tay, giày ủng, mũ (nón). Khoảng 20 năm gần đây, mẫu mã có nhiều, đẹp, gọn nhẹ, trẻ trung, do đó bạn không lo phải mặc trên người những chiếc áo choàng nặng nề bằng len hay da hươu như xưa mà có thể mua các loại áo bằng chất liệu tổng hợp, ấm áp và gọn nhẹ. Khi vào lớp học, bạn bỏ quần áo khoác và các thứ lỉnh kỉnh khác của mình vào một ngăn tủ gọi là “locker” có trong tất cả các trường học ở Canada. Không có ai ngồi học với áo choàng hay giày ủng trên mình vì các phòng đều có sưởi ấm. 

Mùa hè, xuân, thu. Vào tháng 4, toàn quốc Canada đã có hơi hướm mùa xuân. Bạn có thể quên đi chiếc áo khoác mùa đông và thay vào đó một chiếc áo khoác mỏng hơn, nhẹ hơn. Vì Canada xứ hàn đới, nên ngay cả trong mùa hè bạn cũng nên đem theo áo khoác mỏng khi đi ra ngoài vì nhiệt độ có thể xuống thấp vào buổi tối và có nhiều gió. 

19. ĂN UỐNG 

Thức ăn Canada. Thức ăn Canada phản ánh nền văn hoá đa dạng của đất nước này. Món ăn “thực sự Canada” thì không nhiều, nhưng cá hồi (salmon/saumon), nước ngọt chiết xuất từ lá cây thích (maple/érable) và trái blueberries (bleuets) là những thức ăn trong nhiều loại thực phẩm được xem là tiêu biểu của Canada. Bữa ăn truyền thống của người Canada bao gồm thịt, khoai tây và rau. Thông thường người Canada không dùng nhiều gia vị mặc dù thị hiếu dùng món ăn của các nước khác đã có gia tăng trong những năm gần đây. Một trong những điều thú vị trong ăn uống ở Canada là chúng ta có thể chọn thưởng thức những món ăn ngon nhất trong kho tàng ăn uống mà các sắc dân nhập cư mới mang đến. Bạn sẽ thấy những loại thức ăn nhanh được bày bán từ những cửa hàng “hamburger” hoặc các món ăn Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, ..bạn cũng dễ dàng tìm thấy những nhà hàng hợp với khẩn vị của bạn. Riêng đồ ăn Việt Nam phần lớn được bày bán trong “phố Tàu” (ChinaTown) có trong hầu hết các thành phố Canada. Tại đây bạn có thể tìm thấy mọi thứ, từ gạo, nước mắm, chả giò gia vị, rau thơm, các loại cá… nhập khẩu từ trong nước, kể cả các loại thức ăn nấu sẵn như canh chua, cá lóc, cá kho tộ. 

Ăn tại trường. Sinh hoạt của bạn chủ yếu là trong trường học, ít nhất là từ 8 – 9 giờ sáng đến 3 – 5 giờ chiều, tuỳ theo chương trình học của bạn. Việc ăn uống của bạn do đó có liên quan mật thiết đến “căn tin” của trường. nếu trường của bạn là trung học (tư và công), Cao đẳng hay Đại Học, bạn có thể ăn sáng, trưa và tối tại căn tin, bạn có thể chuẩn bị một hộp cơm (gọi là lunch box) đem theo từ nhà và dùng tại trường, đỡ tốn và hợp khẩu vị. Ăn ngoài phố, không phải tất cả các trường đều có căn tin, do đó bạn có thể ăn ngoài phố. 

Bia, rượu. Nếu bạn đến từ một đất nước cấm rượu, bạn có thể thấy rằng luật hạn chế rượu ở Canada rất nghiêm khắc. Nói chung, luật pháp hạn chế việc mua và uống rượu. Bạn phải đủ 18 hoặc 19 tuổi, tuỳ vào luật pháp của tình quy định, mới được phép dung bia rượu chỉ được phép ở những nôi quy định (như nhà riêng, quán rượu, trong quán cơm có giấy phép..) Uống rượu ở nơi công cộng như công viên, đường phố, nơi mua sắm, hoặc trong xe hơi cho dù xe đang đậu đều bị cấm. Một số tỉnh cấm bán rượu ngày chủ nhật, sau 23h và trong ngày bầu cử. 

Cấm có rượu khi lái xe. Ở Canada, lái xe trong khi có rượu là phạm luật, bởi vì điều này gây nguy hiểm cho bản thân bạn và cho người khác. Cảnh sát có thể kiểm tra hơi thể để phát hiện rượu. Nếu say rượu và gây tại nạn, sẽ bị truy cứu hình sự và sẽ bồi thường cho người bị nạn những khoản tiền khổng lồ có thể lên đến hàng trăm ngàn đola. 

20. CHI TIÊU – MUA SẮM 

Ngân hàng. Ngân hàng và máy rút tiền tự động ATM. Dịch vụ ngân hàng và máy rút tiền tự động là cách phổ biến trong các giao dịch thanh toán bằng tiền tại Canada. Thay vì mang theo tiền mặt, học sinh nên mở tài khoản tại ngân hàng và dung thẻ rút tiền tự động để thuận tiện cho an toàn hơn. Giờ làm việc của các ngân hàng Canada thường từ 9 giờ sáng cho đến 3 giờ chiều. Có nhiều dịch vụ cho khách hàng như: đổi tiền, cho thuê két sắt để cất giữ hộ chiếu và các đồ đạc quý giá. 

Credit Card (thẻ tín dụng – TTD) Học sinh có thể dung thẻ tín dụng khi học tại Canada, tuy nhiên bạn không nên mua sắm nhiều bằng TTD(on credit/mua chịu). Mua sắm bằng TTD có xu hướng tiêu tiền nhiều hôn là dung tiền mặt. nếu tài khoản không được thanh toán đầy đủ mỗi tháng thì lãi suất rất cao ( 18 – 20%/năm)Client card (account card) Khi mở tài khoản tại ngân hàng , bạn sẽ được cấp một thẻ khách hàng hay còn gọi là thẻ thanh toán (client card). Bạn dùng thẻ này để rút tiền mặt từ các máy ATM, thanh toán tiền mua hàng tại các siêu thị, tạp hoá, tiệm sách v.v… 

Personal check. Séc cá nhân dung phổ biến ở Canada. Đây là hình thức thanh toán đơn giản và tiện dụng nhất cho các giao dịch với các công ty lớn như trả tiền thuê nhà, điện nước, điện thoại, mua bảo hiểm y tế… 

Money Order./ bank draft. Một số giao dịch hay một số nơi không nhận séc cá nhân, và bạn sẽ cần mua một dạng séc có có bảo chứng gọi là “money order” hay “bank draft” (ngân phiếu) để thanh toán. Bất tiện của hình thức này mà nếu mất, bạn sẽ tốn nhiều thời giờ để được hoàn tiền. 

Shopping card (thẻ mua hàng). Để cạnh tranh với TTD, nhiều cửa hàng lớn như The Bay, Canadian Tire… phát hành thẻ mua hàng của mình, phát miễn phí cho khách hàng có đăng ký. Thẻ này chỉ có giá trị để mua hàng và trả chậm ở cửa hàng phát hành ra nó. Với thẻ này, bạn có thể ung dung đi mua sắm thoải mái mà không phải trả ột đồng tiền mặt nào cả. Nhưng hãy cẩn thận nếu bạn không trả hết số tiền nợ thì sẽ phải chịu một lãi suất rất cao, có thể lên đến 30% năm… 

21. SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI 

Điện thoại nhà riêng. Hầu hết gia đình Canada đề có điện thoại. Giá thuê bao hàng tháng thay đổi tuỳ theo hãng Đt (ở Canada kinh doanh dịch vụ điện thoại không có “độc quyền” như ở nước ta, trung bình khoảng CAD$30-40/tháng. 

Điện thoại công cộng: Canada là quốc gia rẻ hàng đầu thế giới về cước điện thoại công cộng. Từ vài chục năm nay, cước cho một cuộc gọi nội hạt (local) bất kể thời lượng là 25cents. Bạn có thể gọi ĐT công cộng từ hàng trăm ngàn cabin điện thoại có trên toàn lãnh thổ. Tuy nhiên, nếu gọi quốc tế (IDD) hay viễn liên (long distance) từ các máy ĐTCC bạn cần có các thẻ ĐT chứ không dùng hàng chục đồng tiền 25 cents được. 

Thẻ ĐT rẻ tiền. Với sự phát triển của công nghệ VOIP (Voice Over the Internet protocol) bạn có thể gọi IDD hay viễn liên với các ĐT rẻ tiền hiện nay có trong tất cả các cửa hàng ĐT hay tạp hoá. Cước gọi về VN từ Canada thông qua loại ĐT này khoảng CAD$ 0.60 – 1.00/phút và có thể rẻ hơn. Thẻ này tiện dụng vì đơn giản, có thể dung tại bất cứ cabin ĐT công cộng nào. 

ĐT Internet. Nếu muốn rẻ hơn nữa, bạn có thể dung ĐT Internet, gọi đi Mỹ từ Canada thỉ tốn 5-6cents/phút (tuỳ hãng cung cấp). Từ VN gọi Canada chỉ tốn 4 – 10 cetns US /phút. Tuy nhiên nếu gọi từ Canada về VN bạn sẽ phải trả 60 cents US/phút, không rẻ hơn so với hẻ ĐT rẻ tiền. bạn cần có máy vi tính, handset (ống nghe có micro). Phần mềm do hãng ĐT Internet mà bạn đăng ký cung cấp. Thanh toán trước bằng thẻ tín dụng. Có nhiều hãng lớn như DialPad, Net2Phone, v.v…cung ứng dịch vụ này. 

Có thể dùng Credit card gọi ĐT không? Khi không có sẵn tiền mặt hay thẻ ĐT, bạn có thể dung TTD để gọi hầu hết các cabin ĐT. Cước phí thường cao vì tính theo giá bình thường. 

22. SỬ DỤNG INTERNET 

Các loại hình dịch vụ Internet. Là sinh viên, học sinh du học, bạn không thể thiếu internet trong sinh hoạt của mình. Với internet bạn có thể liên lạc qua email, tìm kiếm tài liệu học tập, tán gẫn khi rãnh rỗi với bạn bè gần xa, gọi ĐT, v.v…tất nhiên việc đầu tiên là bạn phải có máy vi tính, từ đó bạn kết nối với internet. Tại Canada, một trong những xứ sở “nối mạng” lớn nhất thế giới, bạn có nhiều lựa chọn về phương thức kết nối với internet. 

Dial up. Cách “cổ điển” nhất là nối qua đường ĐT bằng cách”quay số” (dial-up) như bạn vẫn làm lúc ở VN. Phương thức này có nhược điểm lớn nhất là vận tốc truyền tải quá chậm. Ưu điểm của nó là tính phổ cập, tức là bạn có thể nối với internet ở bất kỳ đâu có một đường dây điện thoại. 

Cable. Nhiều công ty Canada đã cung cấp dịch vụ “cáp” cho phép kết nối 24/24 với internet mà không ảnh hưởng đến đường dây ĐT vì dùng một sợi dây cable riêng. Bạn sẽ không cần quay số nữa và vận tốc truyền tải của bạn sẽ lớn hơn hàng chục lần. Nhược điểm là bạn chỉ dùng được internet khi ở nhà bạn hay ở một nơi có cable sẵn. 

ADSL. Với phương thức này, bạn sẽ dùng đường dây ĐT có sẵn của mình vừa cho việc kết nối với internet, vừa để đàm thoại khi cần, vì hai công việc này làm trên hai tần số khác nhau. Vận tốc truyền tải nhanh gấp trăm lần so với phương thức Dial Up. Lợi ích là có thể dùng nhiều việc trên cùng một đường dây, kh ông cần gắn cable riêng. 

Đăng ký internet. Rất nhiều công ty lớn của Canada cung cấp dich vụ internet cho bạn như Telus, Allstream, Rogers, v.v…bạn có thể đăng ký trên mạng, tại quầy dịch vụ hay gọi ĐT cho các nơi này. 

23.LÀM VIỆC TẠI CANADA 

Giấy phép làm việc. Học sinh quốc tế theo học tại các chương trình sau trung học (cao đẳng, đại học) được phép làm việc 20 giờ/tuầntrong khuôn viên trường và được làm toàn thời gian trong mùa hè mà không cần xin giấy phép.Ngoài ra bạn phải có giấy phép làm việc trong các trường hợp sau:Bạn đã hoàn tất chương trình Cao đẳng hoặc Đại học và bạn muốn làm việc trong vòng 3 năm với công việc liên quan ngành bạn học. Bạn được cơ quan phát triển Quốc tế Canada (CIDA) bảo trợ và làm việc một phần trong cơ quan này. Bạn được thuê làm việc theo chương trình thực tập (co-op).Có thể cũng có nhiều chương trình khác cần giấy phép làm việc. Liên lạc với nhân viên tư vấn học sinh quốc tế của bạn hay trung tâm di trú Canada để biết thêm thông tin.Tháng 4/2008, Bộ trưởng Bộ Di Trú đã công bố những chính sách mới trong việc đãi ngộ và thu hút du học sinh ở lại Canada, thể hiện sự tin cậy vào thành công của các chương trình giáo dục quốc tế tại Canada. Trong đó cho phép sinh viên quốc tế được làm việc tại trong vòng 3 năm sau khi tốt nghiệp. Chính sách này được áp dụng trên toàn Canada.Trong hầu hết các trường hợp, giấy phép làm việc là nơi làm việc cụ thể. Có nghĩa là HS phải tìm được việc làm trước, sau đó xin giấy phép làm việc. 

24. CẤP CỨU – SỐ 911

Khác với VN, cấp cứu ở Canada là động tác “một cửa”. Bạn chỉ cần quay ĐT cho số “911” là sẽ có nhân viên công kục, xe cứu hoả, xe cứu thương…chạy đến cho các tình huống khẩn cấp. Tổng đài trực 911 được tự động hoá, do đó nếu bạn gọi từ 1 ĐT cố định, nhân viên tổng đài sẽ tìm ra được chỗ bạn gọi cho dù bạn không có cơ hội nói hết câu …Ở Canada có luật định phạt tiền (và có thể tù) đối với những người chỉ gọi đến 911 để đùa giỡn hay “báo động giả” 

25. BẢO HIỂM Y TẾ

Mua bảo hiểm bắt buộc cho bạn. Các quy định về mua bảo hiểm cho học sinh quốc tế tại Canada tuỳ theo mỗi tỉnh. Tại một vài tỉnh HS quốc tế được mua BH theo kế hoạch chăm sóc y tế của tỉnh trong khi ở những tỉnh khác học sinh quốc tế phải mua BH từ công ty tư nhân. Chi phí y tế và bệnh viện rất cao, vì vậy bạn phải mua bảo hiểm ngay từ khic òn ở VN. Một số trường học cũng cung cấp bảo hiểm y tế bao gồm trong chi phí ghi danh nhập học.Bạn nên đọc kỹ các chính sách bảo hiểm để đảm bảo rằng bạn biết rõ bạn mua BH loại gì và nó có thể giúp gì hoặc không thể giúp gì cho bạn. bảo hiểm y tế cơ bản phải bao gồm chi phí BV, phẫu thuật, dịch vụ và nhân viên y tế phòng cấp cứu, Y sỹ khám chữa bệnh, chuyên viên gây mê, phòng phẫu thuật, phòng hồi sức và nhân viên điều dưỡng. phòng BV và nhân viên điều dưỡng. Các dịch vụ khác như phòng thí nghiệm, x quang, tiếp máu và cho đơn thuốc…Một số dịch vụ y tế không có bảo hiểm như chữa răng, mua kính đeo, kính thuốc, khám sức khoẻ định kỳ.. bạn phải tự chi trả. Bạn sẽ được cấp thẻ bảo hiểm y tế và luôn nhớ mang theo với bạn. Việc sử dụng thẻ bảo hiểm của người khác là bất hợp pháp. Nếu bạn mất thẻ bảo hiểm. hãy báo ngay với văn phòng bảo hiểm y tế địa phương. 

26. RỜI KHỎI VÀ QUAY LẠI CANADA 

Các thủ tục di trú Canada. Sau một thời gian sống và học tập tại Canada, có thể du học sinh sẽ có nhu cầu đi du lịch các nước khác hoặc về VN tham gia đình. Tại các nước có yêu cầu visa để được nhập cảnh, học sinh phải xin visa trước khi đi. Về VN thì không cần có giấy tờ gì ngoài hộ chiếu VN. Hãy kiểm tra cẩn thận các giấy tờ trước khi lên đường để có thể quay lại Canada tiếp tục việc học tập.Như đã biết, visa nhập cảnh được bộ phận di trú cấp có giá trị nhập cảnh vài tháng đến vài năm tuỳ chương trình học tập. Có 2 loại Visa, được nhập cảnh 1 lần và nhập cảnh nhiều lần không giới hạn. Visa chỉ được cấp tại các Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Canada (ngoài lãnh thổ Canada). Có thể xin cấp lại visa nếu gần hoặc hết hạn sử dụng bằng cách nộp hộ chiếu và giấy phép du học còn hạn và các giấy tờ cần thiết của việc học tới Lãnh Sự Quán Canada tại Mỹ (thành phố Buffalo). Học sinh cũng có thể về VN và xin cấp tương tự tại Lãnh Sự Quán Canada tại Tp HCM nếu giấy phép du học còn hạn tối thiểu 6 tháng. Trong trường hợp giấy phép du học còn giá trị ít hơn 6 tháng hoặc đã hết hạn, bạn phải tiến hành nộp đơn xin lại giấy phép du học mới. Giấy phép du học (study permit) sẽ được cấp tương ứng với thời gian học tập tại Canada và thời hạn còn trá trị của hộ chiếu. nếu tiếp tục học tiếp tại Canada mà giấy phép du học hết hạn, bạn phải xin lại GPDH mới. Bạn xin gia hạn GPDH ngay tại Canada bằng cách gửi hồ sơ gia hạn đến văn phòng di trú (tại Vegreville, Alberta) tối thiểu 30 ngày trước khi hết hạn. Nếu không sẽ xem như là bất hợp pháp. 

Tham khảo website của bộ di trú Canada để biết thêm thủ tục. 

CÁC ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC 

Đại sứ quán Việt Nam tại Canada 

Địa chỉ: 470 phố Wilbrod, Ottawa, Ontario, K1N 6M8. 
Ðiện thoại: (1-613) 236 0772. Fax: (1-613) 236 2704. 
Lãnh sự: Điện thoại: (1-613) 2361398; Fax: (1-613) 236 0819 

Đại sứ quán Canada tại Hà Nội, Việt Nam 

Địa chỉ: 31 Hùng Vương, Quận Ba Đình, Hà Nội. 
Điện thoại: 04 3 7345000/ Fax: 04 3 734 5049. 
Email: Hanoi@international.gc.ca / Website: www.vietnam.gc.ca 

Lãnh Sự Quán Canada tại Hồ Chí Minh, Việt Nam 

Địa chỉ: 235 Đồng Khởi, Quận 1, TP HCM. 
Điện thoại: 08 3 8279899. 
Email: hochi@international.gc.ca

(Nguồn Vietnam Canada Education)

Cẩm Nang Du Học Canada - Woori

Friday, October 25, 2013

Du Học Canada Những Điền Cần Biết

Canada từ lâu đã được xem là một địa chỉ tin cậy về giáo dục của rất nhiều du học sinh trên toàn thế giới. Đối với du học sinh Việt Nam, chọn Canada là một sự lựa chọn an toàn nhưng liệu họ có phải đối mặt với thách thức nào không? 3 thách thức được phản hồi nhiều nhất dưới đây sẽ là những kinh nghiệm bỏ túi bước đầu cho bạn nào muốn trải nghiệm Canada nhé!

Tự lập

Đây là khó khăn đầu tiên được nhiều bạn phản hồi khi lần đầu tiên các bạn phải tự mình lo toan rất nhiều thứ cho cuộc sống xa nhà. Các bạn phải làm quen dần với với cuộc sống ở kí túc xá hoặc những ngôi nhà trọ; đi bus tới trường; tự giặt quần áo và chuẩn bị bữa sáng; tự điều hòa các mối quan hệ và nhất là tự lo cho mình không bị ốm. Bạn cũng phải tự lo lắng cho việc học bằng cách nghiêm khắc và có trách nhiệm hơn trong việc đảm bảo kết quả học tập một cách tốt nhất.

Có thể bạn sẽ cảm thấy cực kì stress và chán nản trong khoảng thời gian này, nhưng vượt qua được, bạn đã tạo được cho mình tinh thần và ý thức tự lập cao độ, không ỷ lại vào ba mẹ và sự giúp đỡ của người khác.

Quản lí tài chính

Đi du học đồng nghĩa với việc chấp nhận đầu tư một khoản tài chính lớn mà một phần không nhỏ trong số đó là các khoản sinh hoạt phí (nhà ở, đi lại, thực tập, du lịch, và vô vàn những chi phí không tên khác) tại Canada. Thông thường mức sinh hoạt phí trung bình tại Canada đối với du học sinh vào khoảng $10.000 mỗi năm. Việc chi tiêu không có kế hoạch sẽ khiến du học sinh lâm vào tình trạng thiếu hụt tài chính nghiêm trọng.

Với những khó khăn nêu trên, du học sinh sẽ phải tự mình cân đối chi tiêu và với nhiều bạn lựa chọn đi làm thêm là một giải pháp hữu hiệu.Theo đó, du học sinh có thể chọn làm thêm trong trường hoặc ngoài trường (cần có Giấy phép lao động); hoặc đăng kí tham gia các chương trình Thực tập (Internship) hoặc Liên kết làm việc (Co – op). Những công việc này không chỉ giúp du học sinh có thêm 1 khoản thu nhập bổ sung mà còn là dịp để tích lũy thêm kinh nghiệm làm việc thực tế quí báu cho mình.

Học tập vẫn là ưu tiên hàng đầu

Dù đã đọc và tìm hiểu rất nhiều về hệ thống giáo dục, phương pháp học tập ở đây, nhưng chắc chắn du học sinh Việt Nam sẽ không ít bỡ ngỡ khi lần đầu tiếp cận với một trong những nền giáo dục tiên tiến hàng đầu thế giới như Canada. Những thói quen cũ như: không đọc bài trước khi lên lớp, đi học trễ, thiếu tích cực trong làm việc nhóm, ngại hỏi hoặc tranh luận với giảng viên… sẽ là những trở ngại không nhỏ khiến du học sinh Việt Nam khó theo kịp chương trình học và hòa nhập mình vào môi trường học mới.

Để vượt qua được những thách thức trên, bạn phải ghi nhớ những “bí kíp” sau:

“Dính” với giảng viên: Chủ động hỏi và tranh luận với giảng viên là một trong những cách hiệu quả để du học sinh hiểu bài và nắm bài tốt nhất. Giảng viên ở tất cả các cấp học đều rất khuyến khích học sinh thể hiện ý kiến cá nhân, giảng viên sẽ chỉ đóng vai trò là người gợi mở hướng dẫn bước đầu và sau đó chính học sinh là người tìm tòi và lĩnh hội kiến thức đó.

Tự học, tự nghiên cứu là “thượng sách”: Thông thường, thời lượng lên lớp mỗi môn học không nhiều, trong khi phần lớn thời gian sẽ dành cho việc tự nghiên cứu bài vở để hoàn thành bài tập về nhà, bài đọc và bài viết. Do đó, việc “đóng đô” ở thư viện 24/24 cũng sẽ là điều dễ hiểu. Điều “Được” lớn nhất mà du học sinh Việt Nam nhận được từ phương pháp học này đó là khả năng tư duy độc lập, tìm tòi và sáng tạo mọi lúc, mọi nơi, cũng như cải thiện được kĩ năng viết luận tiếng Anh – trở ngại lớn nhất của phần lớn học sinh Việt Nam hiện nay.

(Nguồn Du Hoc - Canada)

Cẩm Nang Du Học Canada - Woori

Sunday, October 20, 2013

Những Công Ty Tốt Nhất Cho Người Mới Hội Nhập

Tìm được việc làm đối với người dân bản xứ bên đây đã khó, đối với những sinh viên du học sinh mới ra trường hoặc những người mới nhập cư sẽ càng khó hơn vì các bạn không có nhiều thông tin về các công ty bên đây. Có 1 người bạn từng nói với mình là khi tìm kiếm việc làm bạn rất là lo lắng vì hầu hết những công ty tuyển dụng điều hoàn toàn xa lạ đối với bạn, bạn không biết những công ty đó như thế nào và nên chọn công ty nào.

Vậy nên, Woori đã quyết định tìm hiểu và đưa đến cho các bạn tên của một số công ty được cho là "Tốt Nhất Năm 2013 Cho Người Mới Hội Nhập" vì những công ty này sẽ có chính sách ưu đãi và cởi mở hơn dành cho sinh viên quốc tế như tụi mình và những người mới nhập cư.

Những công ty được liệt kê dưới đây đến từ khắp các vùng miền của Canada. Điều này sẽ giúp các bạn có thể tìm được công ty phù hợp với nơi mình sống.

STT
Tên Công Ty
Địa Điểm
Ngành
Liên Kết
Lợi Ích
1.       
Loblaw Cos. Ltd.,
Brampton
Siêu thị, Dược Sĩ
University of Toronto
- 4 tháng thực tập.
- Cơ hội làm việc lâu dài
2.       
Manitoba Hydro
Winnipeg
Thủy điện (Hydroelectric power generation)
Internationally Educated Engineers Qualifications của đại học Manitoba
- Giúp đỡ kĩ sư quốc tế được công nhận tại Manitoba
- Thuê sinh viên tốt nghiệp từ chương trình
3.       
Humber College
Toronto
Trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp
Consortium of Agencies Serving Internationally-Trained Persons
Đào tạo và cung cấp việc làm cho sinh viên quốc tế.
4.       
AltaGas Ltd.,
Calgary
Nhà Phân phối khí đốt tự nhiên
Immigrant Services Calgary’s và Integrated Women’s Mentorship Program
- Cung cấp việc làm cho Sinh viên thực tập
- Hỗ trợ và giúp đỡ từ nhân viên
5.       
BC Hydro
Vancouver
Thuỷ điện (Hydroelectric power generation)
- Khuyến khích thuê những người mới nhập cư
- Kết hoạch phát triển nghề ổn định
6.       
Christie Digital Systems Canada Inc.,
Kitchener
Nhà sản xuất thiết bị âm thanh (Audio and video equipment manufacturing).
- Chấp nhận văn bằng quốc tế
- Thuê người mới dựa trên kinh nghiệm
7.       
Canadian Imperial Bank of Commerce
Toronto
Ngân hàng thương mại.
Algonquin College
Giúp các chuyên gia quốc tế và sinh viên thực tập
8.       
Home Depot Canada
Toronto
Cửa Hàng Thiết Bị
Employment Projects of Winnipeg, Employment Solutions of Immigrant Youth, and Immigration Works
Hỗ trợ việc làm cho những người mới nhập cư
9.       
Mount Sinai Hospital
Toronto
Bệnh viên
the Centre for Internationally Educated Nurses (CARE4Nurses) project
Giúp đỡ sinh viên y tá làm việc tại Ontario
10.   
New Flyer Industries Ltd.,
Winnipeg
Nhà sản xuất xe tải
Employment Solutions for Immigrant Youth program
Cung cấp việc làm cho sinh viên tham gia vào chương trình trên
11.   
Ontario Public Service
Toronto
Dịch vụ của Chính Phủ
Ontario Public Service Program for Internationally-Trained Engineers
Cung cấp 12-15 tháng thực tập cho sinh viên quốc tế ngành kĩ sư
12.   
Provincial Health Services Authority
Vancouver
Bệnh viện
Skills Connect
Liên kết người mới nhập cư với nhà tuyển dụng
13.   
Royal Bank of Canada
Toronto
Ngân Hàng Thương Mại
Career Bridge
Tạo cơ hội việc làm cho người mới nhập cư
14.   
SaskPower
Regina
Thủy Điện
Saskatchewan and Regina Open Door Society
Cung cấp Cơ hội thực tập cho người mới đến Canada
15.   
KPMG LLP
Toronto
Kế Toán
Consortium of Agencies Serving Internationally-Trained Professionals
Giúp người mới nhập cư tìm được việc làm phù hợp
16.   
Health Canada
Ottawa
Quản lý các chương trình y tế công cộng
Federal Internship for Newcomers, Citizenship and Immigration Canada (CIC), ACCES and MicroSkills
Giúp đỡ những người tìm kiếm việc làm tại Canada
17.   
Assiniboine Credit Union Ltd.
Winnipeg
Tài Chính
- Thực tập trả lương
- Việc làm ổn định sau khi hoàn tất
18.   
Bell Aliant Inc.
Halifax
Viễn Thông
Immigrant Settlement và Integration Services
Đào tạo về sơ yếu lý lịch và kỹ năng phỏng vấn
19.   
Ernst & Young LLP
Toronto
Kế Toán
University of York
- Hỗ trợ thi Chartered Accountant Reciprocity
- Công nhận chứng chỉ nước ngoài
20.   
Dalhousie University
Halifax
Giáo Dục
- Thực hành phỏng vấn cho người mới tìm việc

(Nguồn The Globe and Mail)

Cẩm Nang Du Học Canada - Woori

 

Subscribe to our Newsletter

Contact our Support

Email us: andy@woori.com

Our Team Memebers